Chào các bạn,
Để viết ra tài liệu này, chúng tôi đã tham khảo kỹ thuật của rất nhiều chuyên gia, nhà nông với kinh nghiệm vài chục năm trong nghề trồng nho tại Ninh Thuận. Sau đó chúng tôi nghiên cứu, chắc lọc và tổng hợp lại thành những kiến thức, kỹ thuật và viết lại theo lối dễ hiểu, dễ áp dụng để ai cũng có thể thực hiện được. Tài liệu này gồm có các phần như bên dưới. Các bạn click vào từng phần để tham khảo nhé!
CÁC PHẦN TRONG TÀI LIỆU KỸ THUẬT TRỒNG NHO
Phần 1: Kỹ thuật làm giàn nho trên sân thượng tại nhà
Trong bài này chúng tôi sẽ chia sẽ bước đầu tiên trong việc trồng nho đó là Kỹ thuật làm giàn nho trên sân thượng tại nhà, mới các bạn tham khảo bên dưới!
- Về chất liệu của khung giàn, ta có thể hàn có thanh sắt hoặc bằng dây kẽm dày có đường kính là 0.5mm để cho nho leo, đồng thời tránh ngã đổ khi gặp gió lớn.
- Về chiều cao của giàn nho thì tốt nhất là cao 1,8m hoặc 2m (tuy theo chiều cao của người chăm sóc) để tiện cho việc cắt cành và chăm sóc sau này.
- Ta tiến hành đan dây kẽm kẻ ô cho giàn, mỗi đây nên cánh nhau khoảng từ 20 – 30cm để tạo sự vững chắc, chịu được nặng khi nho ra nhiều là và đậu quả sau này.
- Vị trí của các chậu trồng nho thường sẽ đặt cách nhau khoảng 5 – 7m. Trong mỗi chậu nho bạn nên cắm một cây sào tre để cho cây nho có thể leo lên giàn và làm trụ bám sau này.
Phần 2: Kỹ thuật trồng nho trong chậu hoặc dưới đất vụ đầu tiên
Bên dưới đây là những kỹ thuật trồng nho trong chậu hoặc dưới đất vụ đầu tiên, tức là từ lúc mua gốc nho về đến khi có trái vụ đầu tiên. Bài hướng dẫn dưới đây áp dụng cho kỹ thuật trồng nho tại nhà, trên sân thượng hoặc trước sân nhà chứ không phải áp dụng với quy mô lớn nhé! Mời các bạn cùng tham khảo
GIAI ĐOẠN ĐẦU TỪ KHI MUA GỐC VỀ:
- Đào hố sâu 50 x 50 x 50 (cm) nếu trồng dưới đất
- Làm giàn cao khoảng từ 1.8 – 2.0 m để tiện chăm sóc sau này.
- Nếu trồng trong chậu thì chậu có độ sâu từ 30 – 50 (cm) đường kính từ 60 – 100 (cm)
- Xới đất ( trộn cát nếu có ) tiến hành cấm gốc và tưới nước.
- Xắt bỏ hết các cành + búp trên thân gốc chỉ giữ lại 1 cành đẹp nhất, khỏe nhất nối theo giàn.
- 3 ngày kể từ khi cấm gốc tiến hành bón phân (trộn đều 200g phân lân + 50g phân “dap“ ) rưới đều trên mặt gốc or chậu sau đó tưới nước.
GIAI ĐOẠN KÍCH CÀNH:
Giai đoạn này kéo dài 4-5 tháng tính từ lúc cấm gốc bón phân lần đầu tiên. Lặp lại những thao tác bên dưới đây cho tới khi cây nho leo đầy giàn.
- Việc cắt ngọn lần đầu tiên được thực hiện khi 1 “cành cha” (cành còn lại sau khi thực hiện cắt bỏ cách cành khác ở giai đoạn 1) cao hơn giàn từ 15 – 20 cm và cành chuyển thành màu nâu gỗ (gọi là chuyển thành thân gỗ). Dùng kéo bấm ở ngọn, vài ngày sau tại đó sẽ nứt ra 2 – 3 chồi con. Các chồi đó gọi là “cành con” cấp 1.
- Khi các cành con cấp 1 dài được khoảng 1.0 – 1.2 m thì ta thực hiện cắt cọn cho các cành con cấp 1 này. Tại mỗi vị trí cắt sẽ nứt ra thêm 2 – 3 cành con nữa – gọi là cành con cấp 2.
- Thực hiện cách kỹ thuật cắt cành tương tự hai bước trên cho cành còn cấp 3, 4,…cấp N. Đến khi cây leo kín giàn ta sẽ chuyển sang giai đoạn kích trái cho giàn nho.
Hình minh họa cành nho phát triển vượt qua giàn 20cm
Lưu ý:
- Bón 70g phân NPK khi bắt đầu giai đoạn kích cành, sau đó cứ 30 ngày/1 lần, mỗi lần 70g phân NPK khi.
- Duy trì tưới nước 3-4 ngày 1 lần.
III. GIAI ĐOẠN KÍCH TRÁI:
Giai đoạn này kéo dài 3-4 tháng kể từ khi nho đã leo kín giàn nho. Đây cũng là giai đoạn khó nhất. Các bạn vui lòng đọc kỹ các bước sau:
- Sau giai đoạn kích cành, giàn nho sẽ ra được nhiều cành thân gỗ, tiếp tục bấm cành tại tất cả các cành thân gỗ sẽ mọc ra “cành non”. Vị trí trên cành non mà có lá nho mọc trên cành gọi là “mắc” cành nho. Ta sẽ tiến hành bấm (cắt) bỏtại vị trí cách “mắc” từ 2 -3 cm trở đi, không cắt phần lá nho tại vị trí mắc. Xem hình minh họa ở bên dưới.
Nếu bạn tiến hành bấm kích cành đúng kỹ thuật thì:
- Sau khoảng 10 – 15 ngày sẽ ra hoa tại tất cả các vị trí “mắc” mà bạn đã bấm.
- 20 ngày kể từ khi ra hoa, hoa sẽ chuyển sang trái non.
- 20 ngày sau, trái non sẽ bắt đầu chuyển sang ửng đỏ ( chuẩn bị chín, lúc này trái vẫn còn nhỏ).
- 1 tháng 10 ngày kể từ khi trái chuyển đỏ là nho chuẩn bị ăn được, trong giai đoạn này trái nho mới to dần ra để có thể thu hoạch được.
Lưu ý: trong gia đoạn này bạn cần:
- Bón 70g phân NPK màu khi bắt đầu giai đoạn kích trái, sau đó cứ 30 ngày/1 lần, mỗi lần 70g phân NPK/1 gốc
- Duy trì tưới nước 3-4 ngày 1 lần.
- Không thực hiện bấm cành kích trái cho các cành nho thân đã chuyển sang màu gỗ.
- Nho khi chín ăn được sẽ ở trên giàn được khoảng 1 tháng
Phần 3: Kỹ thuật xử lý sau khi thu hoạch và chuẩn bị cho vụ nho mới
Sau khi bạn đã có vụ nho thành công thì cần phải chú ý tới Kỹ thuật xử lý sau khi thu hoạch và chuẩn bị cho vụ nho mới mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN SAU KHI THU HOẠCH NHO XONG
- Tiến hành cắt hết là trên giàn nho hiện tại để cho cây nho ra lá mới.
- Sau khi thu hoạch nho xong bón kết hợp 100g 3 màu + 50g dap tưới nước đều đặn 3-4 ngày 1 lần trong vòng 01 tháng. Đây cũng là thời gian này là thời gian cho giàn nho nghỉ ngơi, tích trữ dinh dưỡng để chuận bị cho vụ tiếp theo.
- Sau khi nghỉ ngơi 1 tháng, chúng ta quay về giai đoạn kích trái và tiến hành thực hiện các bước như trên (từ III trở đi)
- Bắt đầu từ vụ đầu tiên khoảng từ 09 – 12 tháng, các vụ tiếp theo sẽ chỉ từ 03 – 04 tháng/vụ.
Do đây là tài liệu được biên soạn và phát hành lần đầu, nên chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót. Rất mong các bạn nhận được sự phản hồi, đóng góp từ các bạn để chúng tôi chỉnh sửa, hoàn thiện và cập nhật những kiến thức mới nhất trong các phiên bản của tài liệu thời gian sắp tới.
Tài liệu kỹ thuật trồng nho tại nhà này là tài liệu độc quyền, được biên soạn bởi Natu Foods – một trong những thương hiệu hàng đầu về phân phối thực phẩm sạch, đặc biệt là các đặc sản vùng đất Ninh Thuận như: nho, táo, rượu nho, gốc nho, hải sản, cá biển…